Seneca những bức thư đạo đức 8
Bức thư số 8: Tiếp về đám đông và sự ẩn dật của triết gia
Bạn thân mến!
Trong thư phản hồi, bạn hỏi: "Giờ ông bảo tôi phải né đám đông, và trở về với những suy nghĩ của riêng mình? Vậy, những lời dạy Stoicism về việc ta phải sống chết hành động cho đời tốt đẹp hơn thì sao?"
Ồ, vậy bạn thực sự nghĩ tôi đang khuyến khích bạn không hành
động hay sao? Đây là lý do tôi chọn ẩn dật và xuất thế: tôi muốn
cống hiến nhiều hơn, cho một cộng đồng lớn hơn. Không một
ngày thoải mái thư nhàn, thậm chí tôi còn thức đêm để mài giũa bản
thân mình. Tôi chỉ chịu đầu hàng khi cơn buồn ngủ đánh gục mình,
khi mà hai mắt không thể mở ra được nữa mà thôi.
Bề ngoài, bạn sẽ thấy tôi không những trốn tránh xã hội, mà cả kinh
doanh, đúng, chính xác là cả những công việc kinh doanh (ý chỉ đó
là một sự hy sinh lớn lao, vì lịch sử ghi nhận Seneca là 1 Warren
Buffett của thời cổ, và đầu tư tài chính cũng như làm kinh doanh là
thú vui của ông). Bởi vì, công việc tôi đang hướng tới là cho hậu
thế: chúng sẽ là những người hưởng lợi từ những tác phẩm
của tôi. Tôi để lại trên những trang giấy vài lời khuyên có ích,
cũng như những biện pháp răn đe. Tôi thấy chúng có ích đối
với những vấn đề của chính mình, dù cho có không thể giải
quyết triệt để, chúng cũng khiến những vấn đề đó không thể
lan rộng thêm. Những thứ đúng đắn mà tôi chỉ có thể tìm ra
trong giai đoạn nửa sau của cuộc đời này, sau khi đã phải trải
qua quá nhiều mệt mỏi của trải nghiệm và đúc rút, tôi muốn để
lại cho chúng.
Một trong số đó là:
Cẩn thận với những thứ làm thỏa mãn số đông, những món quà
của thần may mắn. Hãy luôn giữ cảnh giác và thận trọng, đừng
quá phấn khích với chúng khi bạn có được. Thử nghĩ xem có
phải vì sự cám dỗ khiến cá bị cắn câu, thú bị săn không? Bạn
nghĩ bạn đang có được may mắn khi có được những thứ vật
chất giá trị, thực ra nó là một cái bẫy. Ta thường nghĩ ta kiểm
soát chúng, nhưng thực ra chính chúng kiểm soát ta.
Sự nghiệp của bạn đã sang bên kia của sườn dốc. Để rời khỏi cuộc
sống đầy tán dương nịnh nọt và xa hoa, hình tượng và ảnh hưởng
của bạn phải dần bị lu mờ. Tuy nhiên, khi ở bên kia sườn dốc của
sự nghiệp, nhiều khi bạn muốn cưỡng lại hay níu kéo cũng khó đấy
nhé. Ta chỉ có thể hy vọng sẽ được "hạ cánh an toàn", nhưng nhiều
khi điều đó là không thể. Thần may mắn không chỉ lật ngã ta, nó còn
có thể lộn ngược mọi thứ và làm ta suy sụp hoàn toàn.
Vì vậy, cần luôn ghi nhớ quy tắc này: chỉ chăm sóc nuông chiều
cơ thể với mục đích duy nhất là để đảm bảo sức khỏe mà thôi.
Rèn nó một cách nghiêm túc, để nó không thể chống lại những
gì mà tâm trí sai bảo. Thức ăn chỉ để chấm dứt cơn đói, đồ
uống chỉ để đã khát, quần áo chỉ để chống lạnh, và nhà cửa là
chỗ trú thân nhằm tránh những hình thái khí hậu khắc nghiệt.
Việc nhà được xây bởi rơm rạ hay những thứ đá cẩm thạch
nhiều sắc màu nhập từ nước ngoài về bản chất đâu có gì khác
biệt. Bởi vì, ở trong ngôi nhà xây toàn bằng vàng đâu chắc an
toàn hơn ngôi nhà bằng rơm rạ đâu.
Hãy coi nhẹ tất cả những thừa thãi trong trang trí để show off:
cần nhớ không gì khác ngoài tâm trí là có giá trị, và với một tâm
trí sáng suốt, không thứ gì khác là đáng trân trọng.
Nếu tôi nhắc đi nhắc lại những điều ấy cho bản thân mình và để lại
cho đời, liệu bạn còn cho rằng tôi làm ít hơn khi tôi còn đương chức,
ký duyệt vài đơn bảo lãnh, đóng dấu chấp nhận vài lời thỉnh cầu hay
làm cầu nối cho một vài ứng viên thượng nghị viện?
Bạn phải biết điều này: một vài người mà bạn tưởng không làm
gì lại đang làm những thứ vĩ đại.
Giờ thì tôi phải đóng bức thư này. Như thường lệ, để tôi chia sẻ với
bạn một câu nói của Epicurus mà tôi tìm thấy ngày hôm nay:
Ta cần trở thành nô lệ của triết học, nếu ta thực sự mong có
được sự tự do tuyệt đối.
Nếu làm được thế, ta có thể tránh được những xao nhãng trong
cuộc sống thường ngày, vì triết học ban cho ta sự tập trung vào
những giá trị quan trọng nhất của cuộc đời.
Có lẽ bạn sẽ hỏi tại sao tôi dùng quá nhiều lời của Epicurus thay vì
những câu nói của Stoicism, trường phái mà tôi được coi là một
thành viên. Nhưng tại sao ta phải coi những câu nói ấy như tài sản
của riêng Epicurus thay vì của cả cộng đồng? Rất nhiều nhà thơ nói
những điều triết lý mà đâu phải là những triết gia (tôi có lẽ chả cần
phải trích dẫn một người nào đó theo chủ nghĩa bi quan). Rất nhiều
những câu triết lý hay có thể được tìm thấy ngay cả trong những vở
kịch điệu bộ (ít dùng lời nói). Ví như câu nói của nhà hài kịch
Publilius sau:
Bất cứ thứ gì đến với ta bởi cầu nguyện đều không phải của ta.
Tôi nhớ có lần bạn cũng nói một điều tương tự:
Thứ gì mà thần may mắn trao cho bạn không phải là của bạn.
Và một câu nữa bạn đã nói:
Thứ gì có thể được trao cho ta đều có thể bị lấy lại.
Tạm biệt!
Nhận xét
Đăng nhận xét