Seneca những bức thư đạo đức 2
Bức thư số 2: Về văn hóa đọc: Vì sao không nên đọc lan man?
Bạn thân mến!
Qua thư bạn và những gì tôi nghe được, tôi bắt đầu có chút hy vọng nơi bạn: bạn không tự phá vỡ sự bình thản trong tâm hồn của mình bằng cách thường xuyên di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Vì điều đó thể hiện một một điểm yếu của tâm trí. Với tôi, dấu hiệu đầu tiên của một trí tuệ sáng suốt là việc nó có thể ở nguyên 1 chỗ và dành thời gian cho chính nó.
"Nhưng gu sách của tôi có thể thay đổi theo thời gian", bạn nói. Vậy bạn để ý thử xem, kẻ kén ăn thì thường nhấm nháp mỗi thứ một chút; (có điều) khi thực đơn quá lắm món, thì thức ăn không còn bổ dưỡng nữa mà lại khiến dạ dày nôn nao. Vì vậy, chỉ nên đọc những tác giả đã chứng tỏ được giá trị của họ, và ngay cả khi bạn muốn đổi gió với một vài tên tuổi khác, cũng nhớ quay lại với những cái tên quen thuộc sau đó. Mỗi ngày hãy học lấy một vài điều giúp bạn đối mặt với nghèo khó, với cái chết, và những thứ thường bị cho là bất hạnh khác của cuộc sống. Và khi mà bạn đã đảo qua một vài chủ đề, hãy chọn lấy một trong số đó và suy nghĩ trong cả ngày hôm ấy.
Đó chính là điều tôi đang cố áp dụng, chọn ra một thứ để suy nghĩ sau khi đọc mỗi ngày. Hôm nay là câu nói này của Epicurus, vì thói quen của tôi là tìm hiểu về các trường phái đối lập, không phải như một kẻ đào ngũ, mà như một gián điệp:
Nghèo mà vẫn có thể lạc quan vui vẻ là một điều đáng trân trọng.
Thực vậy, đó đâu phải là nghèo khó nếu một người vẫn có thể vui
vẻ:
Người nghèo không phải là người có quá ít, mà là người
mong muốn nhiều hơn thứ mình đang có. Việc có chục cân vàng
cất giấu trong két sắt, hàng chục tỷ trong chứng khoán và trong thu
nhập, liệu có nghĩa lý gì không khi điều duy nhất anh ta quan tâm là
tài sản của người khác, hay những thứ mà anh ta vẫn chưa thể có
được? Bạn hỏi đâu (nên) là giới hạn của giàu sang? Thứ nhất, có
thứ bạn cần. Thứ hai, có đủ dùng.
Nhận xét
Đăng nhận xét