Seneca những bức thư đạo đức 10
Bức thư số 10: Tại sao hầu hết mọi người không nên sống một mình, nhưng bạn thì nên!
Bạn thân mến!
Tôi sẽ không thay đổi ý kiến của mình về vấn đề đám đông. Tránh đám đông, tránh túm năm tụm ba, thậm chí tránh cả nói chuyện với một người bạn (Lời người dịch: mình đoán ở đây ý của Seneca là cần dành phần lớn thời gian để hoàn thiện mình và rèn luyện những phẩm cách. Vì Stoicism luôn thừa nhận việc con người là một sinh vật cộng đồng, nên không thể có chuyện Seneca khuyến khích sự cô lập hoàn toàn. Tuy nhiên, việc một người không thực sự vững vàng mà đã dành nhiều thời gian với đám đông hay bạn bè thường dễ bị ảnh hưởng). Không có ai khiến tôi muốn chia sẻ bạn cả. Tôi muốn nói, hãy học cách làm bạn với chính bản thân mình trước đã.
Ờ thì, có một giai thoại về Crates, học trò của Stilpo, một lần tình cờ
nhìn thấy cậu trai trẻ vừa đi vừa lẩm bẩm một mình, bèn hỏi cậu cậu
đang nói chuyện với ai. Cậu ta bảo cậu chỉ đang nói với chính mình.
Crates đã trả lời: “Cẩn thận. Vì cậu đang nói với một người xấu
đấy”.
Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì điều đó. Thẳng thắn mà nói, hầu hết
mọi người đều không nên ở một mình, bởi vì họ chưa có được một
tâm trí vững vàng và sự kiên định với những phẩm cách của mình.
Cụ thể hơn, cũng giống như khi người ta hoang mang, thất vọng hay
lo lắng, chúng ta để mắt đến họ thường xuyên hơn, để tránh những
việc không hay có thể xảy ra. Trong những hoàn cảnh ấy, họ sẽ dễ
bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ tiêu cực, cả về người khác cũng
như về chính họ. Thậm chí, tâm trí họ có thể sẽ lôi ra những suy
nghĩ xấu xa và tội lỗi, và khiến nó không thể kiểm soát được nữa.
Lợi ích duy nhất của việc ở một mình là một người có thể thẳng
thắn mà nhìn nhận mọi thứ về bản thân, mà không sợ bị ai dòm
ngó hay ngồi lê đôi mách. Nhưng những tên khờ thì không thể
hưởng lợi ích này, vì hắn phản bội chính hắn.
Nhưng, với bạn, tôi chỉ mong bạn có thể ở một mình, hơn là bên
cạnh bất kỳ một người nào khác mà tôi có thể nghĩ đến. Tôi vẫn nhớ
bạn đã dũng cảm thế nào khi nói ra những điều quan trọng, sự
khẳng khái và mạnh mẽ trong câu từ của bạn. Tôi như nhìn thấy ánh
sáng trong giây phút đó, và nói với bản thân mình rằng: “Những lời
ấy không đến từ kiến thức của bạn, chúng có thể hiện một phần tài
năng bẩm sinh”. Bạn khác với người bình thường, vì bạn nhìn thấy
những thứ sâu sắc hơn.
Đó là cách bạn nên nói, đó là cách bạn nên sống cuộc sống này.
Đừng để bất cứ thứ gì có thể làm bạn nản lòng. Dù bạn chỉ mới cám
ơn Chúa trời đã cho bạn toại nguyện ước vọng cũ, hãy ngay lập tức
đặt ra mục tiêu mới. Trước nhất hãy ước mình luôn có được một
tâm trí sáng suốt và một sức khỏe tinh thần, và sau đó mới đến
sức khỏe thể chất. Hãy luôn kiên định trong những lời cầu
nguyện của mình, và nhớ đừng bao giờ cầu xin điều gì không
thuộc về bạn (ý chỉ những thứ bên ngoài, những thứ mà ta không
thể kiểm soát được hoàn toàn. Với Stoicism, những thứ thực sự
thuộc về 1 con người chỉ là tâm trí và sự tự chủ trong việc ra quyết
định của họ).
Giờ thì để tôi chia sẻ với bạn thứ tôi đọc được ngày hôm nay từ
Athenodorus:
Khi nào bạn có thể chắc chắn rằng bạn không bị ràng buộc bởi
những mong muốn của mình: khi bạn cảm thấy mình có thể nói
cho cả thế giới biết những lời mà bản thân muốn cầu xin Chúa.
Bạn có thấy sự mâu thuẫn đến nực cười của người đời hay không?
Khi mà những lời cầu nguyện của họ thật đáng hổ thẹn, họ thì thầm
chúng với Chúa; và nếu có ai cố gắng nghe họ, họ ngượng ngùng
và chuyển sang im lặng hoàn toàn. Những thứ họ không dám để cho
người khác nghe được, họ đi nói với Chúa.
Đây mới là điều ta nên làm:
Sống với loài người như thể Chúa đang theo dõi bạn, và nói với
Chúa như thể tất cả mọi người đều có thể nghe bạn.
Tạm biệt!
Nhận xét
Đăng nhận xét